Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, hệ thống nhà hàng – khách sạn phát triển rầm rộ thì nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực đầu bếp chưa bao giờ đủ. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết nghề đầu bếp ở Việt Nam có cơ hội phát triển hay không. Nghề đầu bếp có phải là nghề nên làm việc không. Cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.
Cơ hội cho nghề đầu bếp ở Việt Nam
Là một nghề nằm ngoài sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, nghề đầu bếp đã và đang ngày càng phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, số lượng đầu bếp đã qua đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu chuyên môn còn rất ít. Do đó, thị trường tuyển dụng việc làm nghề này luôn ở tình trạng “nóng hổi”. Đầu bếp giỏi phải có đủ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh. Bên cạnh đó cần trang bị thêm Tiếng Anh chuyên ngành cho đầu bếp, tính thẩm mỹ, kỹ năng làm việc nhóm, óc sáng tạo,…Và đặc biệt không thể thiếu là sức khỏe bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết tâm, ý chí cầu tiến.
Một đầu bếp giỏi sẽ chẳng thiếu đất “dụng võ”. Bạn có thể làm việc ở nhiều nơi như: khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, quán cafe, bệnh viện, các trường nội trú, các cơ quan, đơn vị… Tham gia giao lưu văn hóa ẩm thực với địa phương, các quốc gia khác trên thế giới hay các cuộc thi, hội nghị, triễn lãm về ẩm thực cũng là cơ hội học hỏi, quảng bá ẩm thực Việt.
Thực trạng đáng chú ý hiện nay là hầu hết đầu bếp trong nhà hàng khách sạn 4 sao trở lên đều là người nước ngoài. Đầu bếp Việt chưa thực sự đáp ứng được chuyên môn cần có cũng như sự nhạy bén, tính độc lập, sáng tạo trong môi trường làm việc hội nhập quốc tế. Vì vậy, các đầu bếp ở Việt Nam cần rèn luyện nhiều hơn nữa để nâng cao tay nghề và khẳng định mình hơn nữa.
Mức lương của đầu bếp Việt cũng không hề nhỏ. Từ vị trí thấp nhất là phụ bếp đã có mức lương 4 – 8 triệu đồng/tháng. Dần tới bếp trưởng thì mức lương dao động khoảng 10 – 30 triệu đồng/tháng. Chưa kể để giữ chân được đầu bếp của mình các nhà hàng khách sạn phải thường xuyên thưởng nóng, thưởng lễ và đãi ngộ phù hợp. Với kiến thức và kinh nghiệm đã có bạn hoàn toàn có thể trở thành ông bà chủ. Mô hình kinh doanh ẩm thực sẽ đem lại cho bạn lợi nhuận gấp nhiều lần.
Làm nghề đầu bếp ở Việt Nam nên bắt đầu từ công việc nhỏ
Đã có rất nhiều bạn trẻ học cao đẳng nấu ăn hoặc trung cấp nấu ăn ra trường có việc làm. Trong đó một vài bộ phận khác lại cảm thấy công việc không xứng với bằng cấp nên không gắn bó được lâu dài. Nhưng có một thực tế mà họ chưa biết đó bếp trưởng cũng có thể đã từng là phụ bếp.
Dù bạn có học cao đẳng, trung cấp hay văn bằng 2 nấu ăn thì ra trường bạn vẫn sẽ được tuyển làm những công việc như nhặt rau, rửa bát,… phụ bếp hay nhân viên bếp. Liệu công việc này có phải không đúng với bằng cấp. Chính xác đây không phải công việc của đầu bếp nhưng đầu bếp phải biết làm. Đối với nhà hàng hay khách sạn hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực thì món ăn là linh hồn của nhà hàng. Đầu bếp lại là người thổi hồn vào những món ăn đó. Do vậy không ai dám tùy tiện giao “linh hồn” cho một người chưa có tay nghề. Nên chắc chắn nếu bạn có kiên trì rèn luyện thì bạn sẽ được tín nhiệm, được thăng tiến.
Hành nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự khéo léo, kiên nhẫn, dẻo dai. Đồng thời bạn phải có trình độ chuyên môn, có kiến thức ẩm thực. Quan trọng hơn cả là tình yêu, niềm đam mê với nghề. Cộng hưởng tất cả những yếu tố trên sẽ giúp bạn thành công và gắn bó được với nghề của mình.
Tóm lại, nghề đầu bếp ở Việt Nam là một nghề tiềm năng. Nghề này đã và đang hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên để làm được nghề này bạn phải có kiến thức, có sự nhẫn nại đi từng bước, có nỗ lực muốn vươn lên. Nếu thiếu kiến thức về ẩm thực hay để trường học dạy cho bạn những điều đó.
Nộp hồ sơ đăng ký học nghề đầu bếp, tại:
Địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội; Điện thoại: 0933 827 837 – 02432 97 96 96